Language

Mô phỏng Vật liệu bằng phương pháp Lý Thuyết Phiến Hàm Mật Độ

Nhằm nghiên cứu sâu hơn về bản chất và tương tác giữa các vật liệu ở cấp độ nguyên tử, các tính toán dựa trên lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT) được thực hiện dưới sự hợp tác của TS. Vũ Hoàng NamPGS. TS. Phạm Kim Ngọc. Trong hướng nghiên cứu này, chúng tôi tập trung mô phỏng và tính toán các tính chất điện của vật liệu ứng dụng chế tạo memristor, vật liệu nhiệt điện…


Tính toán hệ tiếp giáp Kim loại/ Bán dẫn trong cấu trúc MIM của Memristor

Trong hướng nghiên cứu này, các tính chất điện như năng lượng liên kết, cấu trúc dải năng lượng, mật độ trạng thái, công thoát về mặt… được tính toán nhằm chỉ ra được độ ổn định của các tiếp giáp, tính toán được chiều cao rào thế Schottky và cũng như sự ảnh hưởng của khuyết tật lên các mô hình tiếp giáp. Các kết quả này được sử dụng để hỗ trợ cho việc giải thích cơ chế hoạt động của memristor cấu trúc MIM của nhóm thực nghiệm.

Cấu trúc nguyên tử của bền mặt kim loại được mô phỏng theo các hướng khác nhau. 

Các mô hình tiếp giáp Kim loại / Bán dẫn được xây dựng

Cấu trúc dải điện tử và mật độ trạng thái riêng phần của các tiếp giáp


Tính toán mô phỏng vật liệu pha tạp cho ứng dụng nhiệt điện:

Mô hình các vật liệu pha tạp các kim loại khác được mô phỏng và tính toán các tính chất điện bằng phương pháp DFT nhằm xác định khối lượng hiệu dụng, năng lượng hình thành sai hỏng và độ dài liên kết giữa các nguyên tử vật liệu, từ đó góp phần chỉ ra sự ảnh hưởng của tỷ lệ pha tạp và nhiệt độ đế lên tính chất điện của màng vật liệu.

Cấu trúc khối ZnO được pha tạp

Cấu trúc vùng năng lượng và khối lượng hiệu dụng của khối ZnO pha tạp

Các nhu cầu tham gia học tập và chế tạo vật liệu, linh kiện tại IMM Lab, xem thêm tại đây

Địa chỉ liên hệ:
Phòng Thí nghiệm Vật liệu Nano và Màng mỏng, Phòng F18, Toà nhà F. 
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, TPHCM

Bình luận